Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

thumbnail

Sơ lược về đất nước Đài Loan

  • Sơ lược về đất nước Đài Loan


    • Tên nước : Trung Hoa Dân Quốc ( Đài Loan )

    • Quốc kì : Trung Hoa Dân Quốc được thành lập năm 1912, là nước Dân Chủ Cộng Hòa đầu tiên của Châu Á. Vào năm dân quốc thứ 38 (1949) chính phủ Trung Hoa Dân Quốc kiểm soát đảo Đài Loan và một số đảo khác như: Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ, quần đảo Đông Sa, Trung Sa và quần đảo Nam Sa.

    • Diện tích: 36,000 kilômét vuông

    • Dân số: Khoảng 2.300 triệu người

    • Dân tộc: Người Hán và người Thổ dân

    • Ngôn ngữ: Tiếng Phổ thông (tiếng Hoa), tiếng Đài ( một phương ngữ của tiếng Mân Nam), tiếng Khách Gia và một số ngôn ngữ khác của người thổ dân.

    • Tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Cơ Đốc giáo , Thiên Chúa giáo và đạo Hồi.

  • Khí hậu

    Nếu như bạn đến từ các nước có vĩ độ cao, thì Đài Loan sẽ là địa điểm lý tưởng để bạn lựa chọn, bởi vì đến nơi đây bạn có thể cởi bỏ được những chiếc áo khoác dày cộm và tận hưởng được những tia nắng ấm áp, bạn cũng có thể trải nghiệm được cái cảm giác đổ mồ hôi như thế nào, bạn có thể ghé chơi biển Khẩn Đinh ở miền Nam Đài Loan bốn mùa đều như mùa hè, bởi vì hòn đảo Đài Loan nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới, với ánh mặt trời không quá gay gắt ; hơn nữa Đài Loan bốn mặt đều là biển, cho nên chịu ảnh hưởng nặng từ luồng không khí biển thổi vào và thời tiết ẩm ướt sẽ làm cho bạn hoàn toàn quên đi cảm giác lạnh- hanh của đất nước bạn.
  • Ngôn ngữ

    Ngôn ngữ mà người Đài Loan sử dụng chủ yếu là chữ Hán chính thể, người Trung Quốc đại lục vì muốn cải thiện nạn mù chữ nên đã chọn sử dụng chữ Hán giản thể, nhưng trên sách vở vẫn sử dụng chữ Hán chính thể. Mặc dù ngôn ngữ mà người Đài Loan sử dụng chủ yếu là tiếng Hoa phổ thông, nhưng vẫn còn một bộ phận lớn dân số sử dụng tiếng Đài (tiếng Mân Nam) và tiếng Khách Gia.
  • Môi trường tự nhiên

    Formosa ( nghĩa là “hòn đảo xinh đẹp”) vào thế kỉ thứ 16 khi người thủy thủ Bồ Đào Nha cập bến đến hòn đảo này, phát hiện ra Đài Loan như một tác phẩm nghệ thuật với bờ biển trong xanh, thơ mộng tuyệt vời của tự nhiên ban tặng và thấy thật xứng đáng với tên gọi đó. Đài Loan nằm ở bờ Tây Thái Bình Dương, phía Đông Nam Châu Á. Nằm giữa Nhật Bản và Philippines, ngay trung tâm ở vòng cung Đông Á, và là trung tâm vận chuyển hàng không quốc tế giữa các nước Châu Á. Đài Loan có diện tích khoảng 36.000 km2 (khoảng 14.400 mi²), dài từ Nam sang Bắc và hẹp ở phía Đông Tây, Đài Loan chiếm 2/3 tổng diện tích là đồi núi cao và rừng rậm rạp, phần còn lại là đồi trọc, thung lũng, đồng bằng ven biển và bồn địa tạo thành. Các mạch núi, dãy núi trung tâm chạy dọc hòn đảo từ Bắc xuống Nam, tạo thành đường ranh giới giữa phía Đông và phía Tây Đài Loan; phía Tây có ngọn núi Ngọc Sơn, với đỉnh núi cao tới khoảng 4000m, là ngọn núi cao nhất khu vực Đông Bắc Á.
  • Sự phát triển và biến đổi của lịch sử

    Lịch sử Đài Loan có nguồn gốc ít nhất từ khoảng 7000 năm trước đây, từ năm 7000 TCN cho đến 400 năm SCN tổ tiên của người thổ dân Ngữ hệ Nam Đảo đã dần dần trôi dạt đến Đài Loan, trở thành những cư dân sống sớm nhất ở đây. Vào thế kỉ thứ 16, người phương Tây hành trình thuộc địa đến Viễn Đông, nơi đây tiến hành các hoạt động kinh doanh buôn bán, bởi vì Đài Loan nằm ở vị trí đường biển giao nhau với khu vực Đông Á, đồng thời cũng là nơi đường biển giao nhau với khu vực Đông Bắc Á và khu vực Đông Nam Á, dần dần trở thành khu vực giao lưu buôn bán trọng điểm của các nước phương Đông, Tây và Đông Nam Á lúc bấy giờ.
  • Văn hóa truyền thống

    Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều khía cạnh khác nhau của nền văn hóa 5000 năm tuổi, hoặc muốn trải nghiệm cuộc sống hài hòa và những thú vui dân dã ở Đài Loan, vậy thì bạn nhất định phải đến Đài Loan một chuyến và để trải nghiệm những kỳ quan biến thể bất tận ở nơi đây, thì điều tốt nhất là bất luận sở thích của bạn là gì, bạn hãy cùng tham gia những lễ hội dân gian, tín ngưỡng tôn giáo, những hoạt động nghệ thuật truyền thống hoặc nghệ thuật hiện đại ở nơi đây, bạn đều có thể tham gia tất cả mọi hoạt động. Ngay cả khi ở trên phố, trong ngõ, thậm chí ở trong đời sống thường ngày của người dân bạn cũng có thể khám phá ra những nét văn hóa, nghệ thuật phong phú, đa dạng ở trên hòn đảo này. Hơn nữa, tất cả các khu vực ở Đài Loan, bao gồm tất cả các miền Bắc, Trung, Nam và Đông đều có những nét văn hóa đặc sắc riêng biệt của từng vùng miền, tuy mỗi miền đều mang những nét đặc sắc, riêng biệt, độc đáo khác nhau nhưng tất cả đều được mang một nguồn gốc văn hóa chung. Đó cũng chính là đặc điểm quyến rũ, thu hút của hòn đảo Đài Loan.
  • Tín ngưỡng tôn giáo

    Đài Loan là nơi hội tụ nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, được phân chia thành Phật giáo, Đạo giáo, đạo Cơ Đốc, đạo Rôma, đạo Hồi, đạo Nhất Quan, đạo Thống Nhất, đạo Ấn Độ…vv nơi đây không những tôn trọng những tín ngưỡng tôn giáo truyền thống, mà còn chào đón những nền tín ngưỡng tôn giáo khác . Về phương diện tôn giáo truyền thống, chủ yếu là đạo Phật, Đạo giáo và những tín ngưỡng dân gian, nhưng hiện nay ngoại trừ một số ít những tu viện Phật giáo còn giữ được những nét truyền thống, thuần túy ra thì đại bộ phận các tôn giáo khác đều bị pha trộn bởi những nền tôn giáo khác.
  • Phong tục

    Lần đầu tiên đến Đài Loan, đảm bảo chắc chắn với bạn rằng bạn sẽ cảm thấy mọi thứ trước mặt bạn sẽ rất mới lạ, đáng kinh ngạc, bởi vì với bối cảnh lịch sử phong phú, lâu đời, đã tạo ra Đài Loan mang một nền văn hóa đầy màu sắc. Trong quá trình phát triển Đài Loan bao gồm người Thổ dân, người Mân Nam Trung Quốc thời kỳ đầu, những người Khách Gia di dân tới, người Hà Lan, người Tây Ban Nha, người Nhật và người Trung Quốc đại lục nhập cư gần đây nhất đều rất tập trung, chú trọng việc bảo tồn văn hóa truyền thống, và đồng thời cũng dần dần phát triển những nền văn hóa mới. Khi đến Đài Loan bạn có thể khám phá được những nét văn hóa của người Trung Hoa, người Thổ dân và những người bản địa, và bạn cũng nhìn thấy được những di tích lịch sử của người Hà Lan và Nhật Bản để lại.
  • Tỷ giá

    1 USD thì đổi được khoảng 30 tệ tiền Đài, bình thường tỷ giá chỉ dao động trong khoảng từ 28 đến 30 tệ tiền Đài. Ở trên các website của các ngân hàng Đài Loan, bạn có thể tìm được bất kì những thông tin gì liên quan đến tỷ giá hối đoái:
Thông tin về du lịch Đài Loan:

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

thumbnail

Sơ lược về đất nước Đài Loan

  • Sơ lược về đất nước Đài Loan

  • Phố núi Cửu Phần
    • Tên nước : Trung Hoa Dân Quốc ( Đài Loan )

    • Quốc kì : Trung Hoa Dân Quốc được thành lập năm 1912, là nước Dân Chủ Cộng Hòa đầu tiên của Châu Á. Vào năm dân quốc thứ 38 (1949) chính phủ Trung Hoa Dân Quốc kiểm soát đảo Đài Loan và một số đảo khác như: Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ, quần đảo Đông Sa, Trung Sa và quần đảo Nam Sa.

    • Diện tích: 36,000 kilômét vuông

    • Dân số: Khoảng 2.300 triệu người

    • Dân tộc: Người Hán và người Thổ dân

    • Ngôn ngữ: Tiếng Phổ thông (tiếng Hoa), tiếng Đài ( một phương ngữ của tiếng Mân Nam), tiếng Khách Gia và một số ngôn ngữ khác của người thổ dân.

    • Tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Cơ Đốc giáo , Thiên Chúa giáo và đạo Hồi.
  • Tour du lịch Đài Loan
  • Khí hậu

    Nếu như bạn đến từ các nước có vĩ độ cao, thì Đài Loan sẽ là địa điểm lý tưởng để bạn lựa chọn, bởi vì đến nơi đây bạn có thể cởi bỏ được những chiếc áo khoác dày cộm và tận hưởng được những tia nắng ấm áp, bạn cũng có thể trải nghiệm được cái cảm giác đổ mồ hôi như thế nào, bạn có thể ghé chơi biển Khẩn Đinh ở miền Nam Đài Loan bốn mùa đều như mùa hè, bởi vì hòn đảo Đài Loan nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới, với ánh mặt trời không quá gay gắt ; hơn nữa Đài Loan bốn mặt đều là biển, cho nên chịu ảnh hưởng nặng từ luồng không khí biển thổi vào và thời tiết ẩm ướt sẽ làm cho bạn hoàn toàn quên đi cảm giác lạnh- hanh của đất nước bạn.
  • Ngôn ngữ

    Ngôn ngữ mà người Đài Loan sử dụng chủ yếu là chữ Hán chính thể, người Trung Quốc đại lục vì muốn cải thiện nạn mù chữ nên đã chọn sử dụng chữ Hán giản thể, nhưng trên sách vở vẫn sử dụng chữ Hán chính thể. Mặc dù ngôn ngữ mà người Đài Loan sử dụng chủ yếu là tiếng Hoa phổ thông, nhưng vẫn còn một bộ phận lớn dân số sử dụng tiếng Đài (tiếng Mân Nam) và tiếng Khách Gia.
  • Môi trường tự nhiên

    Formosa ( nghĩa là “hòn đảo xinh đẹp”) vào thế kỉ thứ 16 khi người thủy thủ Bồ Đào Nha cập bến đến hòn đảo này, phát hiện ra Đài Loan như một tác phẩm nghệ thuật với bờ biển trong xanh, thơ mộng tuyệt vời của tự nhiên ban tặng và thấy thật xứng đáng với tên gọi đó. Đài Loan nằm ở bờ Tây Thái Bình Dương, phía Đông Nam Châu Á. Nằm giữa Nhật Bản và Philippines, ngay trung tâm ở vòng cung Đông Á, và là trung tâm vận chuyển hàng không quốc tế giữa các nước Châu Á. Đài Loan có diện tích khoảng 36.000 km2 (khoảng 14.400 mi²), dài từ Nam sang Bắc và hẹp ở phía Đông Tây, Đài Loan chiếm 2/3 tổng diện tích là đồi núi cao và rừng rậm rạp, phần còn lại là đồi trọc, thung lũng, đồng bằng ven biển và bồn địa tạo thành. Các mạch núi, dãy núi trung tâm chạy dọc hòn đảo từ Bắc xuống Nam, tạo thành đường ranh giới giữa phía Đông và phía Tây Đài Loan; phía Tây có ngọn núi Ngọc Sơn, với đỉnh núi cao tới khoảng 4000m, là ngọn núi cao nhất khu vực Đông Bắc Á.
  • Sự phát triển và biến đổi của lịch sử

    Lịch sử Đài Loan có nguồn gốc ít nhất từ khoảng 7000 năm trước đây, từ năm 7000 TCN cho đến 400 năm SCN tổ tiên của người thổ dân Ngữ hệ Nam Đảo đã dần dần trôi dạt đến Đài Loan, trở thành những cư dân sống sớm nhất ở đây. Vào thế kỉ thứ 16, người phương Tây hành trình thuộc địa đến Viễn Đông, nơi đây tiến hành các hoạt động kinh doanh buôn bán, bởi vì Đài Loan nằm ở vị trí đường biển giao nhau với khu vực Đông Á, đồng thời cũng là nơi đường biển giao nhau với khu vực Đông Bắc Á và khu vực Đông Nam Á, dần dần trở thành khu vực giao lưu buôn bán trọng điểm của các nước phương Đông, Tây và Đông Nam Á lúc bấy giờ.
  • Văn hóa truyền thống

    Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều khía cạnh khác nhau của nền văn hóa 5000 năm tuổi, hoặc muốn trải nghiệm cuộc sống hài hòa và những thú vui dân dã ở Đài Loan, vậy thì bạn nhất định phải đến Đài Loan một chuyến và để trải nghiệm những kỳ quan biến thể bất tận ở nơi đây, thì điều tốt nhất là bất luận sở thích của bạn là gì, bạn hãy cùng tham gia những lễ hội dân gian, tín ngưỡng tôn giáo, những hoạt động nghệ thuật truyền thống hoặc nghệ thuật hiện đại ở nơi đây, bạn đều có thể tham gia tất cả mọi hoạt động. Ngay cả khi ở trên phố, trong ngõ, thậm chí ở trong đời sống thường ngày của người dân bạn cũng có thể khám phá ra những nét văn hóa, nghệ thuật phong phú, đa dạng ở trên hòn đảo này. Hơn nữa, tất cả các khu vực ở Đài Loan, bao gồm tất cả các miền Bắc, Trung, Nam và Đông đều có những nét văn hóa đặc sắc riêng biệt của từng vùng miền, tuy mỗi miền đều mang những nét đặc sắc, riêng biệt, độc đáo khác nhau nhưng tất cả đều được mang một nguồn gốc văn hóa chung. Đó cũng chính là đặc điểm quyến rũ, thu hút của hòn đảo Đài Loan.
  • Tín ngưỡng tôn giáo

    Đài Loan là nơi hội tụ nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, được phân chia thành Phật giáo, Đạo giáo, đạo Cơ Đốc, đạo Rôma, đạo Hồi, đạo Nhất Quan, đạo Thống Nhất, đạo Ấn Độ…vv nơi đây không những tôn trọng những tín ngưỡng tôn giáo truyền thống, mà còn chào đón những nền tín ngưỡng tôn giáo khác . Về phương diện tôn giáo truyền thống, chủ yếu là đạo Phật, Đạo giáo và những tín ngưỡng dân gian, nhưng hiện nay ngoại trừ một số ít những tu viện Phật giáo còn giữ được những nét truyền thống, thuần túy ra thì đại bộ phận các tôn giáo khác đều bị pha trộn bởi những nền tôn giáo khác.
  • Phong tục

    Lần đầu tiên đến Đài Loan, đảm bảo chắc chắn với bạn rằng bạn sẽ cảm thấy mọi thứ trước mặt bạn sẽ rất mới lạ, đáng kinh ngạc, bởi vì với bối cảnh lịch sử phong phú, lâu đời, đã tạo ra Đài Loan mang một nền văn hóa đầy màu sắc. Trong quá trình phát triển Đài Loan bao gồm người Thổ dân, người Mân Nam Trung Quốc thời kỳ đầu, những người Khách Gia di dân tới, người Hà Lan, người Tây Ban Nha, người Nhật và người Trung Quốc đại lục nhập cư gần đây nhất đều rất tập trung, chú trọng việc bảo tồn văn hóa truyền thống, và đồng thời cũng dần dần phát triển những nền văn hóa mới. Khi đến Đài Loan bạn có thể khám phá được những nét văn hóa của người Trung Hoa, người Thổ dân và những người bản địa, và bạn cũng nhìn thấy được những di tích lịch sử của người Hà Lan và Nhật Bản để lại.
  • Tỷ giá

    1 USD thì đổi được khoảng 30 tệ tiền Đài, bình thường tỷ giá chỉ dao động trong khoảng từ 28 đến 30 tệ tiền Đài. Ở trên các website của các ngân hàng Đài Loan, bạn có thể tìm được bất kì những thông tin gì liên quan đến tỷ giá hối đoái
thumbnail

Chợ đêm Silin, suối nước nóng Beitou

Chợ đêm Shilin
Đa số khách dất nhiều bạn trẻ đến đây chơi và mua sắm.  đủ các sản phẩm để bạn có thể mua sắm và làm quà. Các quầy bán thứở cửa nhưng không náo nhiệt bằng buổi đêm hoặc chiều tối, ra nhưng sạch sẽ và trật tự hơn. .
Hiện nay mới mở thêm một khu chợ đêm Shilin cách khu cũ và sẽ thay thế khu chợ cũ đang hoạt động không xu lịch đến Đài bắc -Taiwan đều đến tham quan và mua sắm ở chợ đêm này. Các quầy hàng san sát, ngang dọc trong những coên. Chợ họp đông bắt đầu từ 5 giờ chiều đến tận 2-3 sáng hôm sau. Ban ngày có nhiều shop mờng bến Cityhall đến Shilin station – cũng chính là bến của chợ đêm Shilin và đi xe buýt tn phố nhỏ
Hướng dẫn thêm: Bạn nên tham quan Quãng trưc ăn ở đây cũng rất ngon và rẻ. 
Các xe bán trái cây trang trí hấp dẫn và mùi thơm tỏa ra từ các quầy thức ăn trong chợ luôn làm cho dạ dày của bạn nhấp nhỏm không yheo chỉ dẫn ở trêc vụ 24/24 vào đêm giao thừa tết dương lịch.
Khu suối nước nóng Beitou (nằm ở gg thì giá rất rẻ. 
Còn nếu bạn muốn a Xin Beitou, tận cùng phía bắc MRMRT hoặc buýt về khách sạn. MRT chạy chuyến cuối cùng lúc 12:00 đêm và phụrong buổi sáng, ăn trưa tại tầng hầm B2 toà nhà Taipei 101 hoặc tại tầng hầm B2 của  đi hà shopping Shinquang ở ngay bên cạnh, giá rẻ và ăn cũng ngon. 
Buổi chiều đi thăm Bảo tàng Cố Cung ̣bằng MRT từ vực nước nóng tự nhiên. Tắm tại các khu vực công cộntắm phòng riêng thì có thể vào những khách sạn trong khu vực, họ đều xây các khu vực tắm riêng.
Các khu vực chợ đêm và khu mua sắm: Chợ Shilin, khu shopping Ximending, Taipei 101 mall, Zongshan Road
các toà nT màu hồng): Bạn có thể tắm suối nước nóng, và tham quan những khu tự do, Nhà tưởng niệ́m Tôn Dật Tiên, Toà nhà Taipei 101 (11:00 sáng mới mở cửa) bằng MRT tn, buổi tối ăn tối, thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương và lang thang tại chợ đêm Shilin sau đó
thumbnail

5 câu hỏi cần giải đáp khi du lịch Đài Loan

5 câu hỏi cần giải đáp khi du lịch Đài Loan

Khi trả lời được câu hỏi đi như thế nào, ăn ngủ ra sao, bạn sẽ tự tin tìm hiểu Đài Loan và lên kế hoạch cho một chuyến đi ngắn.

Hệ thống đường xá tại Đài Loan được làm rất tốt nên nhiều người có thể vi vu vòng quanh hòn đảo trong vòng hai ngày. Các biển chỉ đường đều rất rõ ràng, ghi bằng hai thứ tiếng, vì vậy người "mù" tiếng Đài có thể dễ dàng đi lại. 
Đi vào thời gian nào?
Đài Loan có khí hậu cận nhiệt đới, độ ẩm cao. Mùa hè thường rất nóng trong khi mùa đông ở những vùng núi cao luôn có tuyết rơi. Tuy nhiên càng về phía nam thì thời tiết càng dễ chịu hơn. Thời gian tốt nhất để đến Đài Loan là từ tháng 9 đến tháng 11, khí hậu mát mẻ và tháng 2 đến tháng 4, thời tiết cũng khô ráo, hoa nở rộ. Mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8 hay có bão, nhưng lại thích hợp để đi dọc bờ biển phía đông, biển và trời xanh ngắt.
Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch tại Đài Loan.
Làm thế nào để có visa?
Nếu bạn có visa hoặc thẻ thường trú còn hiệu lực của Mỹ, Canada, Anh, Australia, New Zealand, Nhật Bản thì chỉ cần đăng ký trước vào trang web nhập cư của Đài Loan để nhận giấy chứng nhận là có thể thoải mái du lịch mà không cần visa. Tuy nhiên, bạn phải chứng minh có vé máy bay chiều về.
Trong trường hợp bạn có visa của những nước trên nhưng đã hết hạn thì bạn phải điền vào mẫu đăng tải trên trang visawebapp.boca.gov.tw rồi nộp cùng tiền phí 50 USD (không hoàn lại kể cả không được cấp visa). Ngoài ra, hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng.
Nếu bạn không có visa nào của các nước trên thì làm giống như trường hợp 2 và phải chứng minh tài chính (sổ tiết kiệm tối thiểu 5.000 USD trong vòng 6 tháng, giấy tờ nhà đất, kinh doanh cá nhân). Nếu làm công ty thì phải có hợp đồng lao động, quyết định cho nghỉ phép đi chơi, chứng minh nhân dân, hộ khẩu, vé máy bay 2 chiều.
Đi lại như thế nào?
Từ Việt Nam có 5 hãng đi Đài Loan là Eva Air, China Airlines, Mandarin Airlines, Vietnam Airlines và Uni Air. Giá cả tùy từng hãng, tùy từng đợt khuyến mại. Nên nếu có kế hoạch đi chơi thì bạn nên canh vé rẻ thường xuyên.
Các phương tiện công cộng ở Đài Loan rất phát triển và sạch sẽ. Tàu điện ngầm di chuyển tới hầu hết các địa điểm tham quan, mua sắm, vui chơi giải trí ở Taipei. Hệ thống xe bus, tàu cao tốc di chuyển giữa các thành phố cũng rất tiện lợi và khoa học. Xe máy và xe đạp rất phổ biến, khá giống Việt Nam. Thậm chí nếu có nhiều thời gian, thích nhất là thuê một chiếc scooter (một loại xe không phải chỉnh số) chạy khắp Đài Loan để khám phá từng địa điểm, ngóc ngách
Từ sân bay Đào Viên, bạn bắt bus về thành phố hết khoảng 4 USD. Xe bus sẽ dừng lại ở ngay Main Station. Tới đây bạn nên vào quầy thông tin lấy các loại bản đồ miễn phí,  mua luôn thẻ Easy Card để đi lại dễ dàng hơn. Thẻ này có thể quẹt trên tàu điện ngầm, xe bus, trả tiền ở mấy siêu thị nhỏ… và sau khi kết thúc hành trình, trả lại thẻ này bạn sẽ nhận lại khoản đặt cọc trong thẻ. Ở xung quanh Main Station có bến xe bus, chỗ mua vé tàu cao tốc đi các thành phố lớn như Cao Hùng, Đài Nam…và vô số những khách sạn, nhà nghỉ. Do đó, ở xung quanh khu vực này là hợp lý nhất.
Đường phố Đài Loan đi lại thuận tiện, dễ dàng với đa dạng các phương tiện.
Đi chơi ở đâu?
Ở Đài Bắc, bạn có thể lấy bản đồ, khoanh những điểm du lịch nổi tiếng để bố trí di chuyển hợp lý trong từng ngày. Những điểm không thể bỏ qua khi tới đây là: Bảo tàng Cố Cung, nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch, chùa Long Sơn cổ kính, tháp 101, các chợ đêm nổi tiếng như Shilin, Dansui, Shengkeng. Ngoài ra bạn có thể đi thưởng thức trà ở núi Maokong, ghé thăm Eslite Dunnan, nơi từng được tạp chí Time đánh giá là hiệu sách tốt nhất châu Á. Đây là hiệu sách duy nhất trên thế giới mở cửa 24/7 phục vụ khách hàng.…
Xung quanh Đài Bắc có làng Jiufen, Jinguanshi, công viên quốc gia Yangmingshan, suối nước nóng Beitou. Xa hơn bạn có thể đi hẻm núi Taroko, Đài Trung - Puli - Sun Moon Lake hoặc Alishan - Đài Nam - Kao Hùng - Kenting
Ăn gì?
Đậu phụ thối - món ăn nổi tiếng Đài Loan.
Ẩm thực ở Đài Loan rất phong phú và ngon, bổ, rẻ. Nếu đồ ăn ở Trung Quốc quá cay, nhiều dầu mỡ khiến bạn bị ngấy thì đồ ăn ở Đài Loan nhạt hơn, ít dầu mỡ và rất thanh. Bạn có thể thưởng thức rất nhiều món như mì bò, bánh tiêu, Tian Bu La, xôi ống, đậu hũ thối…. Đài Loan nổi tiếng với món trà sữa với rất nhiều mùi vị khác nhau. Ở Việt Nam cũng có trà sữa nhưng khi uống ở Đài Loan, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt.
Đài Loan tuy nhỏ nhưng có rất nhiều địa điểm đẹp và hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là dân du lịch bụi. Hãy đến Đài Loan để xem vì sao người Bồ Đào Nha lại gọi hòn đảo này là Formosa
thumbnail

Đài Loan miễn visa cho du khách Vệt Nam từ 1/9

Du khách Việt là 1 trong 8 công dân các nước sẽ được miễn visa nhập cảnh Đài Loan trong 30 ngày nếu đáp ứng đủ điều kiện.

Từ trước đến nay, nhắc đến du lịch Đài Loan, nhiều bạn sẽ hơi e ngại khoản đi xin visa vì những điều kiện khá cao, không kém gì du lịch Hàn hay Nhật. Thế nhưng vừa mới đây, những quy định trong chính sách cấp visa cho nhiều quốc gia châu Á của Đài Loan đã được nới lỏng đáng kể.
Theo thông báo từ Văn phòng kinh tế - Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam, từ ngày 1/9, công dân thuộc 8 nước trong đó có 7 nước Đông Nam Á (gồm Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Myanmar, Campuchia, Lào) và Ấn Độ sẽ thuộc diện miễn visa nhập cảnh trong 30 ngày với các điệu kiện sau:
Điều kiện cơ bản:
- Người chưa từng đi lao động Đài Loan.
- Hộ chiếu còn hạn 6 tháng trở lên. Lưu ý: Tính từ ngày nhập cảnh Đài Loan, không phải ngày xin qua mạng.
- Có vé máy bay hoặc vé tàu chiều về, hoặc vé máy bay, vé tàu của điểm đến tiếp theo.
Điều kiện đặc biệt để được miễn visa:
Công dân có một trong các giấy tờ dưới đây của một trong các quốc gia: Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, các nước thuộc khối Schengen:
- Thẻ cư trú hoặc thẻ cư trú vĩnh viễn
- Visa còn hiệu lực (bao gồm cả visa điện tử)
- Thẻ cư trú hoặc visa hết hạn trong vòng 10 năm trở lại đây. Khi nhập cảnh buộc phải xuất trình được giấy tờ để kiểm tra, nếu không xuất trình được sẽ bị từ chối nhập cảnh.
Lưu ý: Thời gian hết hạn trong vòng 10 năm trở lại đây là chỉ ngày hết hạn của thẻ tạm trú hoặc visa (nếu không có ngày hết hạn thì lấy ngày cấp) với ngày nhập cảnh Đài Loan cách nhau không quá 10 năm.
Một số điều cần lưu ý như sau:
- Thời gian lưu trú tại Đài Loan là 30 ngày. Giấy phép được cấp có thời hạn 90 ngày, 7 ngày trước khi hết hạn có thể xin lại, trong thời gian còn hiệu lực có thể sử dụng nhiều lần.
- Chỉ chấp nhận người có hộ chiếu thông thường, không chấp nhận hộ chiếu tạm thời, hộ chiếu khẩn cấp, hộ chiếu phi chính thức hoặc giấy tờ thông hành khác.
- Chỉ chấp nhận người có visa chính thức, không chấp nhận giấy phép lao động hoặc giấy tờ tương tự khác.
- Giấy phép kiến nghị sử dụng máy in Laser để in.
- Trường hợp điền sai thông tin có thể lập tức đăng ký lại.
Cách đăng ký:
Du khách có đủ điều kiện như trên, nếu muốn xin miễn visa thì chỉ cần truy cập website của cục di dân Đài Loan để đăng ký. Có thể chọn tiếng Anh hoặc tiếng Việt.
Hệ thống website xét duyệt trước trên mạng và sẽ trả lời kết quả đến du khách, sau đó mới có thể nhập cảnh Đài Loan.
Trong trường hợp người xin visa không nhận được thông báo hoặc có thông báo kết quả không đạt, muốn nhập cảnh Đài Loan phải tiến hành làm thủ tục xin visa như bình thường.
Hồ sơ xin visa theo cách thông thường:
- Hộ chiếu còn hiệu lực trên 6 tháng
- Bản mẫu đơn xin visa
- 2 ảnh 4x6 chụp trong 6 tháng gần nhất
- Giấy chứng nhận đang đi làm (hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội)
- Hồ sơ chứng nhận năng lực tài chính (sổ tiết kiệm ngân hàng, chứng nhận đất đai, nhà cửa tài sản, giá trị tài sản ít nhất 50 triệu đồng).
- Lịch trình chi tiết và vé máy bay khứ hồi hoặc vé chiều về ra khỏi lãnh thổ Đài Loan.Đài
Theo Taiwan Embassador

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

thumbnail

Nguyễn Phúc Bảo Long - Hoàng Thái Tử Cuối Cùng

Nguyễn Phúc Bảo Long ( 4 tháng 1 năm 1936 – 28 tháng 7 năm 2007) là hoàng thái tử cuối cùng của Việt Nam. Ông là con trai của Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Ông có một em trai là hoàng tử Bảo Thắng, ba cô em gái là Công chúa Phương Mai, Công chúa Phương Liên và Công chúa Phương Dung. Tất cả đều ở Pháp.

Ông không có người thừa kế, nên người em út của ông là hoàng tử Bảo Thắng (sinh 1943) được tiếp nhận tất cả tài sản và những bảo vật của triều Nguyễn do Bảo Long giữ từ sau ngày thân mẫu ông là hoàng hậu Nam Phương qua đời (1963) đến nay.
Nguyễn Phúc Bảo Long sinh ngày 4 tháng Giêng 1936 tại điện Kiến Trung trong Đại Nội Huế.
Khi Hoàng hậu Nam Phương sinh Hoàng tử Bảo Long, súng thần công đặt trên Kỳ đài nổ 7 tiếng báo hiệu tin vui cho trăm họ. Ngay sau đó người đứng đầu chính quyền Pháp, đứng đầu các nước Đông Dương, các quan lại Nam triều tới tấp gởi điện về Huế chúc mừng. Tất cả trẻ con Việt Nam trên toàn quốc có cùng ngày sinh 4/1/1936 với Bảo Long đều được triều Nguyễn tặng áo quần và sữa.
Năm Bảo Long ra đời cũng là năm khánh thành sân vận động Huế nên cái sân vận động có lòng chảo đua xe đạp đầu tiên ở Đông Dương này được mang tên sân vận động Bảo Long (Về sau đổi lại là sân vận động Tự Do, nay là sân vận động Huế).
Năm Bảo Long 3 tuổi thì được triều Nguyễn và Phủ Tôn Nhơn phong Hoàng Thái tử (vào ngày 7/3/1939). Hằng năm vào ngày sinh của Hoàng Thái tử, triều đình tổ chức sinh nhật gọi là lễ Thiên Xuân rất long trọng.
Hoàng Thái Tử Bảo Long lúc nhỏ.

Hoàng Thái Tử Bảo Long lúc nhỏ.

Bảo Long bắt đầu học với một vị hoàng tộc uyên bác thuộc Phủ Tuy Lý Vương là nhà văn Ưng Quả.
Sau ngày vua Bảo Đại thoái vị (30/8/1945) và được mời làm cố vấn cho Chính phủ cách mạng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoàng Thái tử và 4 người em theo Hoàng hậu Nam Phương về sống ở Cung điện mùa hè (Cung An Định) và tiếp tục học tại Trường Đồng Khánh với học trò trăm họ.
Vốn học tiếng Pháp và sinh hoạt trong gia đình với cha mẹ cũng nói tiếng Pháp nên sau ngày cách mạng Tháng tám 1945, Bảo Long phải cố gắng lắm mới học được tiếng Việt. Thỉnh thoảng Bảo Long bị các cô giáo Đồng Khánh phạt quỳ quay mặt vào tường. Bảo Long ngoan ngoãn chấp hành. Nhiều hôm đi đón con, Hoàng hậu Nam Phương thấy con bị phạt đau lòng lắm nhưng cũng phải quay mặt đi để cho con thi hành xong giờ phạt. Ngoài giờ học, Bảo Long nhập bọn chơi với học trò bình dân, hát Tiến Quân Ca, tập đánh trận. Nhiều lần Bảo Long đánh nhau với bọn trẻ con Tây.
Năm 1947, Cựu hoàng Bảo Đại rời Chính phủ cách mạng và sống lưu vong ở nước ngoài, Hoàng Thái tử và 4 người em theo Hoàng hậu Nam Phương rời quê hương qua sống ở lâu đài Thorenz tại Cannes thuộc vùng biển nghỉ mát Côte d’Azur (Pháp).
Tuy nhà Nguyễn đã cáo chung từ năm 1945, nhưng Cựu hoàng Bảo Đại và Cựu hoàng hậu Nam Phương vẫn gửi Bảo Long đi đào tạo về nhiều lĩnh vực.
Trước tiên Bảo Long học phổ thông ở Trường Roches tại Normandie, tiếp đến học Luật (Droit) và khoa học Chính trị (science politi-que) ở Paris, tiếp đến học sĩ quan tại trường quân sự nổi tiếng thế giới Saint-Cyr (1954) rồi trường Kỵ binh Saumur và ra trường với cấp bậc chuẩn úy (lieutenant) (1956).
bao long

Hoàng thái tử Bảo Long khi là một sĩ quan quân đội.

Trong suốt những năm học hành, Bảo Long luôn tỏ ra một người thông minh, chăm chỉ, nghiêm túc. Từ sau ngày tốt nghiệp Bảo Long rơi vào khủng hoảng tinh thần trầm trọng. “Quốc trưởng” Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm theo Mỹ bày trò trưng cầu dân ý hạ bệ một cách nhục nhã, tài sản riêng của Bảo Đại (tương lai sẽ là tài sản của Bảo Long) ở Việt Nam và Pháp bị chế độ Ngô Đình Diệm tịch thu. “Quốc trưởng” Bảo Đại trở thành người sống lưu vong trên đất Pháp. Do đó Bảo Long – con của Bảo Đại cũng là một kẻ sống lưu vong. Trong túi của Bảo Long không có bất cứ một giấy tờ nào ngoài tờ Hộ chiếu ngoại giao của một công dân trong khối Liên hiệp Pháp.
Chuẩn úy Bảo Long không được công nhận là một sĩ quan Pháp mà chỉ là một sĩ quan ngoại quốc. Cuộc khủng hoảng tinh thần này đẩy Bảo Long tìm đến cái chết. Bảo Long không tự tử mà lại gia nhập đội quân đánh thuê Lê Dương ( Légion étrangère ), đứng trong hàng ngũ quân đội Pháp chống lại nhân dân Algérie.
Muốn có cái chết phi lý để xoá đi một hoàn cảnh phi lý, nhưng Bảo Long không chết mà chỉ chuốc lấy những lời phê phán nặng nề của bà con Nguyễn Phúc tộc và đồng bào Việt Nam. Tại sao một ông Hoàng Thái Tử Việt Nam lại đi làm lính đánh thuê (lính Lê Dương) cho Pháp? Không tiện trả lời câu hỏi này nên Bảo Long đã xin giải ngũ về làm nhân viên của một ngân hàng của gia đình bên ngoại. Từ đó ông xa lánh mọi hoạt động chính trị, ngoài giờ làm việc ở ngân hàng ông đắm mình suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc đời.
Bảo Long không lập gia đình. Có thời ông sống chung với Isabel Ébey – một cô gái nạ dòng, đã có hai con, chuyên gia trang trí nội thất. Sau đó Isabel Ébey mất, ông không làm bạn với một người đàn bà nào khác nữa.
Ông không đồng tình việc Cựu hoàng Bảo Đại làm giấy kết hôn với bà Monique Baudot, nên khi Cựu hoàng qua đời (1997), trong tang lễ ông đã bị bà Monique làm khó dễ. Trên nguyên tắc, sau khi Cựu hoàng Bảo Đại qua đời, ông là người thừa kế, nhưng ông không thích chuyện rắc rối nên ông không tranh chấp gì với bà Monique cả.
Đến 49 ngày thọ tang Cựu hoàng (5/10/1997), ông cùng với gia đình Nguyễn Phước tộc tại Pháp tổ chức một đại lễ cầu siêu cho thân phụ – vị Hoàng đế cuối cùng của Việt Nam và tưởng niệm thân mẫu Hoàng hậu Nam Phương tại một ngôi chùa trong rừng Vincennes (Paris). Buổi lễ có đại diện các tôn giáo, các nhân vật chính trị từng làm việc với Cựu hoàng và đặc biệt là đông đủ bà con Nguyễn Phước tộc.
Do không sống với người Việt Nam, nên ông nói tiếng Việt rất khó. Tuy thế ông cũng đã cố gắng đọc Lời tưởng niệm dâng lên cha mẹ bằng tiếng Việt rất xúc động.
Hoàng Thái tử Bảo Long qua đời, không có người thừa kế, người em út của ông là hoàng tử Bảo Thăng (sinh năm 1943) được tiếp nhận tất cả tài sản và những bảo vật của triều Nguyễn do ông làm chủ từ sau ngày thân mẫu ông là Hoàng hậu Nam Phương qua đời (1963) đến nay.
Bao Thang

Hoàng tử Bảo Thăng, người thừa kế của Hoàng thái tử Bảo Long.

Ngoài người em trai là Hoàng tử Bảo Thăng, ông còn 3 cô em gái cùng cha cùng mẹ là các Công chúa Phương Mai, Phương Liên và Phương Dung. Tất cả đều ở Pháp.
Gác Thọ Lộc (Huế), 8/2007

Nguyễn Đắc Xuân

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

thumbnail

Người Việt may mắn nhất thế giới

Wao, phải công nhận người Việt Nam mình may mắn thật! Một tháng 3 lần trúng số kiểu Mỹ.

Các bạn tham khảo bài viết của thesaigontimes để biết người Việt mình may mắn cỡ nào nha!

Bạn có biết cơ may trúng xổ số còn thấp hơn rủi ro bị sét đánh!

Tôi đang ở Mỹ, đọc thấy tin ngày 18-7-2016, Công ty TNHH một thành viên Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott), đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính, hợp tác cùng tập đoàn Berjaya (Malaysia) tiến hành triển khai chính thức loại hình xổ số đặc biệt có tên Mega 6/45.
Cảm nhận đầu tiên của tôi là sự thích thú. Tôi thích thú không phải vì từ giờ trở đi có thể danh chính ngôn thuận mua vé số theo kiểu Mega Million hay Power Ball của Mỹ ngay trên đất Việt bởi tôi là người hiếm khi mua vé số dưới bất kỳ hình thức nào. Điểm làm tôi thích thú chính là đất nước đã có sự thay đổi từ trong tư duy. Chúng ta không còn bị ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ theo các tiêu chuẩn đạo đức kiểu Nho giáo cho rằng sự tồn tại các loại hình có tính chất cá cược sẽ làm xấu đi hình ảnh của đất nước, mà hệ quả là những người mê cờ bạc phải chạy qua bên kia biên giới của nước làng giềng để chơi, hoặc chọn lựa chơi lén lút theo kiểu ghi đề, một loại hình bất hợp pháp nhưng tồn tại ngầm đã từ lâu trong xã hội.
Tôi không phải thuộc nhóm người khuyến khích, ủng hộ việc cá cược hay ngược lại thuộc về nhóm bài xích nó. Là một nhà nghiên cứu về kinh tế, tôi thích đặt vấn đề này dưới nhiều góc nhìn để hiểu rõ sự việc sâu xa hơn.
Thực ra mà nói, loại xổ số này cũng là một hình thức lô tô mà trong dân gian vẫn thường hay chơi vào dịp Tết hay tại các kỳ hội chợ, người chơi mua một bộ số nào đó để hy vọng trúng giải.
Loại hình này của Vietlott là Mega 6/45, khác với Mega Millions của Mỹ. Theo Mega 6/45, người chơi sẽ chọn sáu bộ số từ 1-45 với hy vọng trúng các giải theo nhà cái quy định. Trong khi đó hình thức Mega Millions của Mỹ thì người chơi cũng phải chọn sáu bộ số, nhưng chia làm hai phần, phần đầu là năm bộ số từ 1-75, phần còn lại là con số Mega từ 1-15. Sự khác biệt sẽ dẫn tới các cơ hội thắng khác nhau.
Vậy tỷ lệ thắng của người chơi như thế nào?


Chính vì thế, mà không phải ai cũng sẽ là khách hàng tiềm năng của trò chơi may rủi này.Như vậy, qua công thức toán học như trên ta thấy, với Mega 6/45 người chơi chỉ có 1 trong 8.145.060 cơ hội để trúng 12 tỉ. Một tỷ lệ rất thấp.
Qua thực tế cho thấy, mặc dù Mega Millions khởi đầu tại Mỹ vào năm 1996 với tên The Big Game ở sáu tiểu bang, đến nay đã phát triển trên nhiều bang khác ở Mỹ và dù đã thay đổi với nhiều hình thức giải nhằm hấp dẫn người chơi hơn, thế nhưng, không phải người Mỹ nào cũng bị hấp dẫn bởi trò chơi may rủi này. Nhiều người cho rằng khả năng bị sét đánh trúng (theo thống kê của Mỹ trong những năm gần đây là 1/960.000 người) (**) còn cao hơn là trúng giải Mega Millions!
Tuy vậy, với cơ cấu giải thưởng được trúng rất cao và do nguyên tắc tích lũy (giải không trúng sẽ dồn cho lần sau) nên hình thức này rất hấp dẫn đối với những ai muốn thay đổi thời vận trong niềm hy vọng biết đâu trời thương. Còn những người có máu me cờ bạc thì ngược lại, họ chỉ thích đến Las Vegas với những trò đỏ đen có xác suất dễ trúng hơn nhiều.
Vậy điều gì sẽ mang đến cho xã hội Việt Nam từ trò chơi Mega 6/45?
Mỗi xã hội đều có cấu trúc khác nhau, cho nên khó có thể đem kinh nghiệm phát triển của nơi này để kết luận cho một nơi khác. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây là một tín hiệu tốt như làn gió mới, cho thấy sự thay đổi trong tư duy quản lý, người dân được tự do chọn lựa trò chơi may rủi tùy theo nhu cầu của mình thay vì bị cấm đoán.
Ai có nhu cầu họ sẽ tự chọn lựa cho mình. Đây chính là cơ chế phát triển của thị trường. Về mặt nhà nước, thì có thể lại là một điều tốt vì đây cũng là một cách tăng thu nhập mà trước đây láng giềng chúng ta được hưởng.
Tuy nhiên, cần minh bạch, thông tin rõ ràng cho người dân được hiểu, tránh kiểu lập lờ gây ảo tưởng, khiến người nghèo càng nghèo hơn vì mong muốn đổi đời.
Tóm lại, mỗi vấn đề đều có hai mặt của nó, ta cần hiểu rõ để tránh những mặt tác hại có thể, ngăn ngừa những hệ lụy và ở khía cạnh ngược lại cũng cần hiểu rõ để phát triển những điều tốt đẹp. Tại sao không nếu một nhân viên văn phòng có tiền lương ổn định khoảng 5-6 triệu đồng/tháng lâu lâu bỏ ra 10.000 đồng để mua một hy vọng, một niềm vui? Nhưng sẽ là một vấn đề lớn cho những người lao động kiếm cơm qua ngày, mỗi ngày kiếm được hơn trăm ngàn lại sẵn sàng bỏ hết những gì đang vất vả kiếm được để mơ về một sự đổi đời gần như không bao giờ đến!
Theo thesaigontimes

About